15 việc tuy nhỏ nhưng có thể sống bạn
Mỗi khi phải đối mặt với một tình huống bất ngờ, chúng ta cảm thấy bối rối và quên đi những việc cần làm. Đây là những hành động nhỏ nhưng có khả năng cứu sống bạn.
1. Không sử dụng điện thoại trong khi đi bộ
Những nhà tư vấn về sự an toàn và sức khỏe lưu ý rằng vừa đi bộ vừa sử dụng điện thoại di động sẽ làm cho bộ não làm việc quá tải.
Khi não bị quá tải có thể làm bạn không theo dõi được những diễn biến xảy ra xung quanh và không ứng phó kịp thời được với những mối nguy hiểm bất ngờ, ví dụ như bạn không tránh được chiếc xe bất ngờ lao tới mình.
2. Chỉnh gương xe chính xác để ước lượng được các điểm mù khi lái xe
Điều chỉnh gương chiếu hậu để từ ngỗ ngồi lái bạn vẫn có thể nhìn thấy các phía bên ngoài xe. Hành động này giúp bạn ước lượng và thoát được những điểm mù khi lái xe.
Từ gương chiếu hậu bạn có thể nhìn thấy chiếc xe nào đi phía sau với khoảng cách thế nào để tránh được những va chạm không cần thiết.
3. Chọn đúng quần áo phù hợp thời tiết lạnh
Hãy nhớ rằng da ẩm ướt sẽ làm hạ than nhiệt nhanh chóng, vì vậy vào mùa lạnh, điều quan trọng bạn cần cố gắng giữ cho da khô càng lâu càng tốt.
Để nhiệt độ cơ thể được đảm bảo, mùa lạnh bạn nên mặc quần áo len vì đồ len giữ nhiệt tốt. Quần áo chất liệu bằng bông và các loại vải khác giữ nhiệt kém và có thể khiến bạn lạnh cóng khi nhiệt độ thấp.
4. Đừng làm phồng áo phao cứu hộ trước khi bạn ra khỏi máy bay
Điều này đặc biệt cần nhớ trong những trường hợp khẩn cấp. Trong những trường hợp khẩn, bất kỳ chuyên gia an toàn hàng không đều hướng dẫn hành khách không được tháo van áo phao trước khi ra khỏi máy bay.
Khi van áo phao bị tháo, áo phao sẽ phồng lên khiến bạn bay lơ lửng cabin, không thể di chuyển nếu không có sự giúp đỡ.
Khi máy bay gặp sự cố cần thoát hiểm, điều cần làm là hít một hơi thật sâu và bơi ra khỏi máy bay cùng áo cứu hộ xịt hơi.
Lúc ra ngoài không trung bạn mới giật dây để làm phồng áo phao.
5. Lấy thức ăn bị hóc trong họng
• Đứng sau lung, vòng tay nắm chặt, ngón cái đặt vào trong, ngay trên rốn của người cần lấy vật thể ra khỏi họng
• Hai tay nắm thật chặt và di chuyển lên phía trên, ấn mạnh vào khu lồng xương sườn.
• Lặp lại việc ấn mạnh vòng tay cho đến khi đẩy được vật vướng ra khỏi họng đối tượng.
• Bạn cũng có thể để đối tượng đứng dựa cố định vào vật nào đó như cạnh bàn, ghế, lan can rồi ấn vùng phía trên rốn thật mạnh, lặp lại nhiều lần đến khi vật thể ra ngoài.
6. Luôn mang theo thuốc chống dị ứng
Bạn nên luôn mang theo bên mình thuốc chống dị ứng vì có thể giúp chính bản thân hoặc những người xung quanh khi bất ngờ bị dị ứng. Việc làm này càng nên thực hiện khi bạn có kế hoạch đi cắm trại hoặc có chuyến đi công tác dài ngày.
7. Hãy nhớ quy tắc tồn tại liên quan đến số 3
Một số nghiên cứu đã chỉ ra, trung bình con người có thể sống 3 phút không cần không khí, 3 giờ không nơi có thời tiết khắc nghiệt, 3 ngày không có nước và 3 tuần không có thức ăn.
8. Khi dầu ăn trên chảo bắt lửa, hãy nhanh chóng tắt bếp và đậy phủ gì đó lên chảo
Nhân viên cứu hỏa cảnh báo không bao giờ được dùng nước dập tắt đám cháy xuất phát từ chất béo hoặc dầu ăn. Những thành phần của nước sẽ đọng lại dưới chảo/ nồi, bốc hơi và làm ngọn lửa cháy mạnh hơn.
Việc làm chính xác nhất là đậy vung chảo/ nồi đang cháy để dập tắt lửa, cắt đứt mạnh liên kết giữa nhiệt và oxy.
9. Khi bị dao hoặc vật nhọn đâm, đừng tự bỏ chúng ra khỏi vết thương
Các chuyên gia y tế nói rằng trong mọi trường hợp, bạn không bao giờ được tự bỏ con dao hoặc bất kỳ vật sắc nhọn khác ra khỏi vết thương.
Bởi vì con dao ở trong vết thương sẽ ngăn chặn việc chảy máu, tránh việc mất máu quá nhiều. Những việc cần làm là cố gắng giữ cho máu chảy ít và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất.
10. Chú ý 3 phút đầu sau khi máy bay cất cánh và 8 phút trước khi máy bay hạ cánh
Theo các nhà nghiên cứu, 80% các tai nạn máy bay xảy ra vào những khoảng thời gian cụ thể. Cách tốt nhất cảnh giác để xử lý thoát hiểm kịp thời là tập trung vào thời gian cất cánh và hạ cánh, đồng thời ghi nhớ những quy tắc xử lý sự cố máy bay cần thiết.
11. Khi có cháy, cố gắng cúi càng sát đất càng tốt
Các chuyên gia lưu ý rằng mối nguy hiểm nhất khi có chat là khói và khả năng bị bỏng. Để tránh hít phải khói độc, khi có cháy, lúc di chuyển ra khỏi đám cháy cố gắng cúi thấp, càng sát đất càng tốt cho đến khi thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
12. Khi không được khỏe ở nơi công cộng, hãy chỉ nhờ một người giúp
Bạn chỉ nên nhờ một người giúp vì nếu nhờ nhiều người sẽ gây một hiện tượng tâm lý xáo trộn cũng như khuếch tán trách nhiệm khiến bạn khó nhận được sự hỗ trợ cần thiết nhất.
13. Luôn mang theo đèn pin
Khi bị quấy nhiễu hoặc phục kích bất ngờ thì chiếc đèn pin mang theo sẽ là cứu cánh hữu ích.
Nếu bạn nhận thấy một người có vẻ đáng ngờ chuẩn bị để tấn công bạn, hãy chiếu đèn pin thẳng trực tiếp vào khuôn mặt của hắn. Kết quả là, đối tượng sẽ tạm thời bị mất phương hướng và bạn dễ dàng thoát chạy.
14. Hãy nhớ quy tắc cơ bản trong phòng cháy chữa cháy
Hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nếu có những bất cẩn không cần thiết. Chính vì vậy, để tự cứu mình cũng như cứu những người xung quanh, tốt nhất bạn nên nhớ những quy tắc cơ bản trong phòng cháy chữa cháy.
Đây cũng là lý do vì sao các nhà chức năng, các tổ chức vẫn khuyến cáo đặt những dụng cụ phòng cháy chữa cháy ở khu vực tòa nhà sinh sống và làm việc.
15. Luôn mang theo giấy tờ tùy thân cần thiết
Bạn cần luôn luôn mang theo một số giấy tờ tùy thân bên mình như chứng minh thư nhân dân, thông tin y tế (như loại máu, phản ứng dị ứng…). Bạn cũng có thể để danh sách địa chỉ liên lạc cá nhân, cũng như: số điện thoại của những người mà cần phải được báo trong trường hợp khẩn cấp.
Với hành động này nếu có điều gì bất ngờ xảy ra, người khác có thể giúp đỡ được bạn nhanh chóng và hiệu quả.
Kênh thông tin giải trí theo Cafef